Bệnh bạc tóc sớm

Chứng bạc tóc sớm không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy, đâu là nguyên nhân và cần làm gì khi bị chứng bạc tóc sớm?




Nếu có hiện tượng tóc bạc trước tuổi 45 thì bị coi là hiện tượng tóc bạc sớm. Tóc bạc đôi khi kèm theo các hiện tượng khác như khô tóc, rụng tóc… Bạc tóc sớm không được coi là một bệnh lý mà chỉ làm ảnh hưởng thẩm mỹ, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp, nhất là phụ nữ.

Màu đen của tóc là biểu hiện của sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, nội tiết cân bằng, cơ thể được cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm… Tuy nhiên đại đa số có nhiều người sức khoẻ tốt, đang độ tuổi thanh xuân mà mái đầu đã điểm hoa râm (xuất hiện nhiều tóc bạc) y học gọi là chứng tóc bạc sớm.

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây tóc bạc sớm nhưng có nhiều tác giả đề cập đến các yếu tố liên quan như di truyền (ở những gia đình có truyền thống tóc bạc từ rất sớm) hay rối loạn nội tiết (tuyến sinh dục, giáp trạng…), đồng thời cũng hay gặp những đối tượng có typ thần kinh hay xúc động, làm việc căng thẳng, hay bị stress.

Nhưng cho dù nguyên nhân gì thì chứng bạc tóc sớm cũng là một bệnh rất lành tính, không gây rối loạn cảm giác, không đau đớn, không gây biến chứng, chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhất là đối với chị em phụ nữ tuổi còn trẻ nhiều khi mặc cảm tự ti sinh ra bi quan lo lắng có hại cho tâm thần kinh và sức khỏe.

Hiện chưa có thuốc và phương pháp điều trị hữu hiệu, chủ yếu vẫn dùng các loại vitamin nhóm B (vitamin B5), vitamin E và uống Hà thủ ô thành từng đợt lâu dài, có thể mang lại kết quả ở một số trường hợp bệnh. Nếu bạc tóc khu trú do bạch biến ở đầu thì điều trị bạch biến khỏi sẽ trả lại màu đen cho tóc.

Nếu vì lý do thẩm mỹ có thể nhuộm tóc, tuy nhiên cần thận trọng vì phần lớn thuốc nhuộm tóc có gốc hóa học, có khả năng gây viêm da dị ứng nên phải chọn thuốc nhuộm bảo đảm và thử test trước khi nhuộm.

Điều đáng lưu tâm là càng bi quan lo lắng, mất ngủ kéo dài càng làm cho quá trình bạc tóc nhanh chóng. Ngược lại biết sinh hoạt điều độ, lối sống lành mạnh, tư tưởng thoải mái sẽ tạo điều kiện cho mái tóc xanh lâu.

Nguyên nhân tóc bạc sớm



Chào Botania! Em năm nay 27 tuổi trên đầu đã xuất hiện những sợi tóc bạc. Hiện tượng bạc tóc này mới chỉ xảy ra với em vài tháng trở lại đây. Em xin hỏi trường hợp của em của phải là hiện tượng tóc bạc sớm? hay em đang bị bệnh gì?

Bạc tóc có nhiều nguyên nhân. Nếu vì yếu tố di truyền thì chỉ có cách là nhuộm tóc. Còn nguyên nhân bệnh tật thì rất có thể xảy ra như trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc có chất sắt trong thời gian dài.

Nhiều trường hợp bạc tóc ở người còn trẻ là do thiếu kẽm (Zn). Khoáng tố vi lượng này hao hụt rất nhanh do stress, thức khuya, chế độ dinh dưỡng đơn điệu với thực phẩm công nghệ, hoặc lạm dụng thuốc có chất sắt. Tóc bạc cũng có thể xảy ra ở sản phụ sau khi sinh nở vì rối loạn nội tiết tố.

Hiện tượng tóc bạc sớm cần tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc bệnh, thay vì chỉ theo lời quảng cáo đường mật của thuốc "gia truyền” trị tóc bạc.

Cai nghiện thuốc lá với BoniSmok

Cai nghiện thuốc lá trong 5 ngày. Điều tưởng chừng như không thể nhưng hoàn toàn có thể làm được với sản phẩm của Botania đó là là tpcn BoniSmok.


Bỏ thuốc lá với những người đã nghiện thuốc lá thì điều đầu tiên bạn cần làm trước khi cai thuốc lá là gì?
Chọn ngày bỏ thuốc là khởi điểm cho quá trình cai nghiện thuốc lá. Vì vậy, nên chọn ngày không có quá nhiều vấn đề phức tạp phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bo thuoc la.
Chẳng hạn, chọn ngày có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là những việc thông thường, không gây căng thẳng, mệt mỏi. Tốt nhất là chọn ngày thứ 7, có thể ngủ dậy muộn một chút; chủ động sắp xếp công việc và nghỉ ngơi theo ý của mình.

Ngày thứ nhất trước khi cai thuốc lá: Khi đã chọn được “ngày lành tháng tốt” để từ bỏ thuốc lá, bạn nên liệt kê các lý do đi đến quyết định bỏ thuốc lá. Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy, tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.
Luôn nghĩ và liệt kê các lý do bỏ thuốc như: Thuốc lá có hại cho sức khỏe và tồn tiền. Hút thuốc bất tiện, ảnh hưởng đến người khác…. Và, dừng ngay việc mua thuốc lá.

Ngày thứ hai trước khi cai thuốc lá: Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc: Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bị bạn bè rủ rê… Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc lá.
Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.
Ví dụ: Tăm xỉa răng sau bữa ăn, hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su, hai quả cầu lăn trên tay, bút chì… Có những thứ này bạn sẽ quên đi hành động quen thuộc “làm một điếu sau khi ăn”.

Ngày thứ ba trước khi cai thuốc lá: Quyết định cai thuoc la là điều khá khó khăn với người đã từng nghiện, và vì vậy sự hỗ trợ từ phía mọi người xung quanh là rất cần thiết. Bạn nên tìm ai đó để có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ (chẳng hạn: bác sĩ, đồng nghiệp - nếu là người đã từng bỏ thuốc là tốt nhất …)
Luôn “mường tượng”: Bạn sẽ có một số tiền tiết kiệm để mua những thứ mình cần khi không phải mua thuốc lá. Đây là một liệu pháp tâm lý có tác dụng khuyến khích người nghiện bỏ thuốc rất tốt.

Ngày thứ tư trước khi cai thuốc lá: Ngồi ngẫm lại khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó: Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê; Sức ép của công việc (Stress)…
Các triệu chứng của “đói” thuốc sẽ thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu với biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn,  khó tập trung tư tưởng….
Bạn nên bắt đầu đi mua sẵn một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì... để chuẩn bị “vào cuộc”.

Ngày thứ năm trước khi cai thuốc lá: Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc. Đồng thời, giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá. Vào buổi tối 1 ngày trước ngày cai thuốc, bạn hãy hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình! Lên “dây cót” tinh thần một lần nữa: “Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được”

Ngày cai thuốc lá:
Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn cai thuốc lá. Chắc chắn bạn sẽ được cả gia đình nhiệt tình ủng hộ.
Hãy tạo cho mình những công việc bận rộn nhưng không căng thẳng. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá. Một chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức là điều cần thiết vì khi bạn bỏ thuốc sẽ dễ tăng cân. Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá.
Thời gian đầu có thể bạn sẽ thèm hút thuốc kinh khủng và phải đấu tranh tư tưởng kịch liệt. Tuy nhiên, điều cấm kỵ là suy nghĩ: Hút một điếu sẽ chẳng sao! Vì nếu làm vậy bạn sẽ hoàn toàn thất bại. Hạn chế các buổi tiệc tùng có bia rượu, thuốc lá.

Mẹo vượt qua cơn thèm thuốc: 
Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1 - 5 phút. Hãy súc miệng bằng BoniSmok ngay trước khi bạn muốn hút thuốc 2 phút. BoniSmok được điều chế từ các loại thảo dược, đã được cấp giấy phép của bộ y tế, hoàn toàn không có tác dụng phụ sẽ phản ứng với nicotine trong khói thuốc, làm mất vị ngon của thuốc laskhi hút, làm bạn chán khói thuốc, giúp bạn chống lại cơn thèm.
So với các liệu pháp cai thuốc lá bằng cách dán hay uống nicotine, biện pháp cai nghien thuoc la bằng BoniSmok có tỉ lệ thành công cao hơn, an toàn cho người sử dụng, chi phí bằng 1/20 sẽ giúp bạn cai thuốc lá một cách triệt để trong vòng 3 - 7 ngày.

Cách dùng: Ngày súc miệng 2-3 lần, mỗi lần 20-30 ml trước khi hút thuốc. Súc miệng trong khoảng 30 giây. Không được uống.

Thành phần:
- Tinh chất kim ngân hoa: 5g
- Tinh chất bồ công anh:  5
- Tinh chất cúc hoa: 5g
- Tinh dầu quế: 0.5g
- Acid citric: 1g
- Natri sunfat: 0,15g
- Nước cất vừa đủ: 250ml








Chuẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não

Có yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tai biến mạch máu não: Tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện thuốc lá… Các biểu hiện lâm sàng:


1, Khởi phát: 
Có thể giống cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Nếu xuất hiện vào ban ngày bệnh nhân có thể ngã, liệt nhẹ hoặc nặng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê. Nếu xuất hiện vào ban đêm, bệnh nhân có thể chuyển từ ngủ gà sang hôn mê hoặc không thể dậy ra khỏi giường được.
Hôn mê: Đánh giá theo thang điểm Glasgow:
- Mắt: 4 điểm.
- Lời nói: 5 điểm.
- Vận động 6 điểm.
- Điểm Glasgow càng thấp mức độ hôn mê càng nặng.

Dấu hiệu thần kinh:
- Rối loạn tiếng nói: do vùng Broca bị tổn thương, liệt lưỡi, liệt màn hầu.
- Liệt nửa người. Đánh giá mức độ liệt:
+ Độ 1: nhẹ, rất khó phát hiện, phải khám Bare chi trên, nghiệm pháp gọng kìm, Bare chi dưới, Mangazini chi dưới.
+ Độ 2: Bệnh nhân đi lại khó khăn, nhìn khám dễ dàng.
+ Độ 3: Bệnh nhân đi lại được nhưng phải có người giúp.
+ Độ 4: Bệnh nhân không đi lại được mặc dù có người trợ giúp.
+ Độ 5: liệt hoàn toàn, mất hẳn khả năng vận động.
-  Liệt nửa mặt phải hoặc trái, trung ương hay ngoại biên (Charler Bell dương tính, liệt hoàn toàn nửa mặt).

2. Rối loạn thần kinh thực vật: sốt, bí đái, nhịp tim nhanh.

- Tùy trường hợp cụ thể, một số yếu tố có thể hướng tới chẩn đoán:

a. Hội chứng chảy máu não:
- Thường bệnh nhân có tăng huyết áp. Rối loạn ý thức, đau đầu, nôn, có thể có gáy cứng
- Bệnh cảnh tai biến mạch máu não: xuất hiện đột ngột, các triệu chứng thần kinh khu trú xuất hiện khá nhanh, liệt nửa người, liệt mặt cùng bên…
- Cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể xuất hiện trong 10-20% các trường hợp.
- Vị trí thường gặp: nhân bèo, bao trong, đồi thị, thùy não…
- Lụt máu não thất: rất nặng, tiến triển nhanh, sốt > 40o, co giật, dấu hiệu màng não dương tính. Hội chứng tăng áp lực nội sọ, biểu hiện lâm sàng có thể cả hai bên.

b. Hội chứng chảy máu dưới nhện:
- Điển hình:
+ Nhức đầu dữ dội, lan tỏa hay khu trú ở một bên hoặc ở phía sau kèm cứng cột sống.
+ Hay lợm giọng, nôn xảy ra ngay hoặc sau vài giờ.
+ Nhức đầu ngày càng tăng.
+ Trong thể thuần túy xuất huyết dưới nhện không có triệu chứng tổn thương não, màng não mà liệt vận nhãn.
+ Thể nặng có trạng thái sững sờ hoặc hôn mê, cứng gáy và tổn thương lan tỏa thần kinh trung ương.

c. Khối máu tụ trong não:
- Còn gọi là máu tụ tự phát trong não. Là thể đặc biệt của xuất huyết não, máu không thấm vào nhu mô não mà đọng lại tại chỗ.
- Tiến triển nhanh với các triệu chứng giả tạo khối u
- Nguyên nhân: tăng huyết áp (chảy máu thùy), chấn thương, dị dạng mạch và tụ máu tự phát.
- Lâm sàng:
+ Liệt nửa người.
+ Có thể hôn mê ngắt quãng.
+ Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
+ Hội chứng của thùy: thường gặp ở thùy đỉnh, thái dương, chẩm.

d. Nhồi máu não:
- Khởi đầu từ từ.
- Liệt nửa người.
- Hôn mê vừa hoặc nhẹ.
- Có thể có động kinh.
- Tắc mạch: khởi đầu từ từ, tăng dần, huyết áp thường không cao, tiên lượng tốt.
- Huyết khối: đột ngột, có thể có cơn động kinh, ở người có viêm nội tâm mạc, rung nhĩ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện.
- Khu vực mạch cảnh:
+ Hội chứng động mạch não giữa nông: liệt nhẹ vận động và cảm giác tay mặt, thất ngôn, rối loạn thị giác, quay mắt, quay đầu về phía bên tổn thương. Nếu tổn thương bán cầu não phải dẫn tới mất nhận biết nửa thân trái.
+ Hội chứng động mạch não giữa sâu: liệt vận động thuần túy nửa người, liệt mặt trung ương cùng bên, có thể kèm nói khó.
+ Hội chứng toàn bộ động mạch não giữa: liệt nửa người, liệt mặt trung ương, rối loạn thị giác, cảm giác, ngôn ngữ.
+ Hội chứng động mạch não trước: liệt nhẹ cảm giác, vận động chi dưới hoặc kèm một phần gốc chi trên (vai). Có thể kèm rối loạn tiểu tiện, phản xạ nắm.
- Khu vực động mạch sống nền:
+ Đặc trưng: tổn thương tiểu não, thân não.
+ Dấu hiệu tiểu não hoặc tổn thương dây thần kinh sọ não 1 bên (bên tổn thương)
+ Dấu hiệu vận động, cảm giác bên kia -> gợi ý tổn thương thuộc hệ sống nền.
+ Tiên lượng nặng, có chỉ định phẫu thuật.
- Các hội chứng ổ khuyết:
+ Hốc não (ổ khuyết của mô não) xảy ra sau một ổ nhồi máu nhỏ. Xảy ra khi các mạch xuyên có đường kính < 0.2 mm bị tắc. Đường kính hốc não < 1.5-2 cm.
+ Lâm sàng: biểu hiện bằng một trong 5 hội chứng cổ điển:
Liệt nửa người vận động đơn thuần.
Liệt nửa người vận động và cảm giác phối hợp.
Tai biến về cảm giác đơn thuần.
Liệt nhẹ nửa người thất điều.
Hội chứng loạn vận ngôn - bàn tay vụng về.
Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, đường tăng, ure tăng, nước tiểu có thể có đường, protein.
- Soi đáy mắt: động mạch võng mạc thường tổn thương song song với động mạch não. HA động mạch trung tâm võng mạc hạ được coi là chỉ điểm của tắc động mạch cảnh trong. Có thể phát hiện bằng siêu âm.
- Xét nghiệm dịch não tủy (cần cân nhắc): dịch não tủy đỏ (phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não - màng não, dịch não tủy đỏ sau chuyển sang vàng, protein có thể tăng).
- Siêu âm Doppler các động mạch cổ: giúp tìm mảng xơ vữa động mạch.
- Chụp cắt lớp sọ não, MRI: chẩn đoán chính xác vị trí, thể bệnh
- Chụp động mạch não: chỉ tiến hành khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa nhằm điều trị can thiệp: ngoại khoa, nút mạch.

Lời khuyên cho người đái tháo đường

Một số lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh đái tháo đường

Ngay từ lúc được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần phải biết tự chăm sóc và theo dõi bệnh hằng ngày bằng những cách sau:



- Tuân thủ chế độ ăn hợp lý

- Luyện tập thể dục hằng ngày, chọn loại hình an toàn và hiệu quả nhất. Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày có vẻ phù hợp với đa số bệnh nhân đái tháo đường.

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Dùng thuốc điều trị đái tháo đường (uống, tiêm) đúng cách, đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc

- Tự theo dõi đường huyết, huyết áp

- Kiểm tra, chăm sóc bàn chân hàng ngày

- Chải răng và nướu (lợi) hằng ngày

- Ngưng hút thuốc lá

- Khám mắt và xét nghiệm định kỳ…

Khi thực hiện những biện pháp này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt được đường huyết của mình và phát hiện sớm các biến chứng, giúp kéo dài và gia tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh Đái tháo đường ngày càng gia tăng và có nhiều biến chứng gây tàn phế cho người bệnh, điều trị lại tốn kém nhất là khi đã có biến chứng. Do vậy, việc phòng ngừa biến chứng là rất quan trọng vì cơ thể người bệnh không thể trở về tình trạng bình thường như trước kia khi đã xuất hiện biến chứng. Người bệnh hãy cùng với thầy thuốc và gia đình cố gắng giải quyết thách thức hiện nay của bệnh đái tháo đường: đó là làm thế nào để giữ đường huyết của mình ở mức gần bình thường vì việc kiểm soát tốt đường huyết, đưa đường huyết ra ngoài vùng nguy hiểm sẽ giúp người bệnh sống khoẻ mạnh và giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Vùng đường huyết đái tháo đường những điều cần biết?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường có những vùng đường huyết nguy hiểm, đó là khi đường huyết quá thấp hay quá cao.




Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dL dễ đưa người bệnh đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, còn khi đường huyết thường xuyên tăng cao trên 180mg/dL thì dễ gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não… Chính vì vậy người bệnh phải được điều trị sao cho đạt được đường huyết nằm trong vùng an toàn.

- Đường huyết ổn định, nằm ngoài vùng nguy hiểm, gần mức bình thường sẽ giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng
- Đường huyết hạ quá mức đưa người bệnh đến hôn mê do hạ đường huyết
- Đường huyết cao đưa người bệnh đến các biến chứng mạn như mù, đột quỵ, bệnh tim mạch, đoạn chi…
- Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…
- Đường huyết dao động nhiều – lúc quá cao, lúc quá thấp-cũng đưa đến các biến chứng, chất lượng sống kém.

Vì sao người bệnh không quan tâm đến vùng đường huyết nguy hiểm?

Vùng đường huyết nguy hiểm là một khái niệm không hề mới đối với các thầy thuốc, nhưng đối với bệnh nhân đái tháo đường thì còn rất nhiều người chưa biết, hoặc chưa hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của khái niệm này. Nguyên do là người bệnh quá chủ quan và thiếu hiểu biết về bệnh đái tháo đường. Đây chính là trở ngại lớn nhất của người thầy thuốc trong việc điều trị ổn định bệnh đái tháo đường cho người bệnh.
Một số điều chưa đúng thường gặp ở người bệnh là:
- Cho rằng bệnh mình nhẹ vì vẫn thấy khỏe, bình thường
- Không quan tâm đến đường huyết và rất ít khi làm xét nghiệm, có khi 2-3 tháng hoặc thậm chí cả năm mới thử đường huyết 1 lần.
- Không tái khám, sử dụng thuốc không đúng, hoặc sử dụng 1 toa thuốc từ năm này qua năm khác.
Nhiều người bệnh cho rằng đường huyết của mình không cao do vẫn cảm thấy khỏe hoặc thử nước tiểu không thấy có đường. Trong thực tế, chỉ khi đường huyết tăng hơn 170mg/dL thì mới xuất hiện đường trong nước tiểu và khi đường huyết tăng rất cao (thường trên 300mg/dL) thì mới có các triệu chứng như mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nước, khô miệng… Còn khi đường huyết đã tăng cao nhưng thấp hơn con số trên (tức là từ 126mg/dL đến dưới 300mg/dL), thì vẫn chưa biểu hiện triệu chứng do vậy người bệnh thường không cảm nhận được mặc dầu bệnh đã gây biến chứng lên các cơ quan khác trong cơ thể.

Hậu quả là:
- Khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 lúc mới phát hiện đã có ít nhất 1 biến chứng
- Đa số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 sống hàng tháng, hàng năm với mức đường huyết tăng cao mà không hề biết rằng nhiều bộ phận trong cơ thể họ đang bị tổn thương dần dần cho đến khi triệu chứng xuất hiện
- Bệnh được phát hiện muộn, điều trị rất tốn kém, hiệu quả thấp. Điều trị dù tích cực cũng không thể hồi phục, khó ngăn được biến chứng tiếp diễn và để lại tàn phế.
Đó chính là lý do tại sao đái tháo đường diễn tiến âm thầm và gây ra nhiều tổn thương ở các cơ quan trọng yếu của cơ thể và cũng vì vậy bệnh đái tháo đường được gọi là “sát thủ thầm lặng”

Người bệnh làm gì để không bị rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm?

Người bệnh cần phải tự theo dõi đường huyết và biết mức đường huyết cần đạt (vùng an toàn) cũng như biết xử trí khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hay quá thấp.

Tự theo dõi đường huyết là gì?

Tự theo dõi đường huyết là biện pháp đo đường huyết bằng máy tại nhà, ghi lại và đánh gíá các trị số đường huyết đo được. Biết được mức đường huyết của mình sẽ giúp người bệnh đạt được mục tiêu điều trị và không bị rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm.
Số lần cần thử đường huyết trong ngày còn tùy thuộc vào mục tiêu đường huyết cần đạt, cách thức điều trị và tình trạng bệnh nhân

Đối với đái tháo đường típ 1: nếu đường huyết dao động nhiều và đang điều chỉnh liều Insulin, nên thử 3-4 lần mỗi ngày

Đối với đái tháo đường típ 2:

- Đường huyết ổn định không cần thử thường xuyên
- Đường huyết chưa ổn định nên thử ít nhất 2 lần mỗi ngày
Giảm số lần thử lại khi đường huyết ổn định trở lại

Tăng số lần thử đường huyết trong các trường hợp:
- Trong giai đoạn căng thẳng/stress, đang có thêm bệnh khác
- Nghi ngờ hạ đường huyết
- Hoạt động thể lực nhiều
- Đường huyết đang ở giai đoạn quá cao hay quá thấp
- Thay đổi điều trị, chế độ ăn, cách thức vận động

Người bệnh cần làm gì khi có đường huyết bất thường?

Mức đường huyết được xem là bất thường khi:
- Lúc đói, đường huyết dưới 70 mg/dL (3,9mmol/L)
- Sau ăn 2 giờ, đường huyết trên 200mg/dL (11,1mmol/L)

Khi có mức đường huyết bất thường:
- Trường hợp đường huyết thấp: người bệnh nên ăn thêm bánh, kẹo, nước đường, sữa.
- Trường hợp đường huyết tăng: người bệnh nên xem lại chế độ ăn, loại thức ăn, có quên uống thuốc không…
Sau đó nên đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn và điều chỉnh thuốc.

Vùng đường huyết an toàn là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường của Mỹ, mức đường huyết an toàn đối với đa số người bệnh đái tháo đường là:
- Đường huyết lúc đói: 90-130mg/dL (5,0mmol/L-7,2mmol/L)
- Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dL (10mmol/L)
- Đường huyết trước khi đi ngủ: 110mg/dL-150mg/dL (6,0mmol/L-8,3mmol/L)
Lưu ý là mức đường huyết an toàn, thích hợp còn tùy thuộc vào tuổi tác, mức độ các biến chứng và các bệnh lý kèm theo. Vì vậy, Bác sĩ sẽ quyết định mức đường huyết người bệnh cần đạt là bao nhiêu.

Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?

Bệnh Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm. Những tổn thương do bệnh Đái tháo đường vẫn tiếp diễn ở cơ thể bệnh nhân cho dù người bệnh cảm thấy khỏe, đến khi có triệu chứng rõ ràng thì điều trị thường là muộn.




 Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu Insulin (tụy tạng không tiết Insulin hay Insulin hoạt động không hiệu quả). Insulin là một chất do tụy tạng tiết ra có tác dụng làm cho đường trong máu luôn ở mức ổn định. Thông thường bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị đái tháo đường khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hay bằng 126mg/dL (7mmol/L).
Bệnh đái tháo đường có 2 dạng chính là:
- Đái tháo đường típ 1 (người bệnh không có Insulin)
- Đái tháo đường típ 2 (người bệnh có Insulin, nhưng Insulin hoạt động không hiệu quả).

Biến chứng bệnh đái tháo đường:

1. Biến chứng cấp khi đường huyết tăng quá cao:
- Hôn mê do nhiễm ceton acid.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

2. Biến chứng mạch máu nhỏ:
- ở mắt, thận, thần kinh (ở mắt gây viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, mù đột ngột; ở thận gây viêm thận, suy thận; ở thần kinh gây teo cơ, mất hoặc tăng cảm giác đau, có cảm giác như điện giật, tê tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não gây sụp mi, lé mắt, méo miệng hoặc gây bất lực ở nam giới…)
- Biến chứng mạch máu lớn: ở tim, mạch máu ngoại biên, não (gây xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ…)
- Biến chứng khác: da, xương khớp, nhiễm trùng…
- Biến chứng loét, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân của người đái tháo đường.
Những người bệnh đái tháo đường đều có thể bị các biến chứng mạn. Tỷ lệ biến chứng mạn gia tăng tùy thuộc vào tình trạng mất cân bằng đường huyết và thâm niên của bệnh.

Ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường? Làm sao phát hiện bệnh đái tháo đường?


Để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm đường huyết định kỳ:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói ở tuổi từ 45 trở đi. Nếu kết quả bình thường, tốt nhất thử lại mỗi năm.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói ở tuổi trẻ hơn và thường xuyên hơn khi có 1 trong các yếu tố sau:
- Cha mẹ hay anh chị em ruột bị bệnh đái tháo đường
- Không vận động thể lực
- Dư cân hay béo phì
- Cao huyết áp
- Rối loạn mỡ máu
- Đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói
- Sinh con to trên 4kg hay đã được chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ
- Có bệnh tim mạch hay tai biến mạch máu não
Ngoài ra cần đến khám ở các cơ sở y tế để được xét nghiệm đường huyết khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường như: mờ mắt, sụt cân, vết thương lâu lành, đau nhức, ngứa, tiểu nhiều, khát nước, bất lực ở nam giới…

3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh?
Đường huyết của người bệnh dao động trong ngày, có nhiều yếu tố làm cho đường huyết tăng lên hoặc giảm xuống. Đường huyết bị ảnh hưởng bởi:
- Thức ăn, kích xúc tâm lý (stress), bệnh phối hợp: làm đường huyết tăng lên
- Insulin, thuốc uống, luyện tập thể lực: giúp giảm đường huyết
Lưu ý là mỗi người bệnh đái tháo đường sẽ đáp ứng khác nhau với các yếu tố nêu trên.

Chữa mất ngủ bằng Tâm Sen

Theo y học cổ truyền, trà Tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Đây không phải là công dụng duy nhất của loại trà này.
Cách dùng tâm sen: Tâm sen 3g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.



Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trợ lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hoá, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.
Ngoài cách dùng Tâm sen dưới dạng trà dược, sách Trung dược dưỡng sinh còn giới thiệu cách chế thành cháo Liên tử tâm với công thức sau:
Liên tử tâm 5g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần, được dùng chữa các chứng bệnh suy nhược cơ thể ở người già, hoa mắt chóng mặt, đau mắt đỏ, cao huyết áp, nôn hoặc ho ra máu, đại tiện ra máu, táo bón kéo dài…

Một số lưu ý khi dùng tâm sen: Tâm sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hoá và đi lỏng mạn tính không được dùng.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt sen còn là một vị thuốc quý với tên "liên tử" được Ðông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Hạt sen là thức ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Từ hạt sen nhân dân ta chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị bồi dưỡng cao như: chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen... được mọi người ưa chuộng.
Do có tác dụng an thần nên hạt sen được dùng để chữa các bệnh đau đầu, chữa mất ngủ có kết quả tốt. Ngoài ra, hạt sen còn được dùng chữa các chứng tiêu chảy phân sống, thiếu máu, đái dầm, hoạt tinh. Tâm sen không chỉ giải nhiệt mà còn là cách chữa mất ngủ hiệu qua cho người bị bệnh mất ngủ.

Ngoài tâm sen còn có một số bài thuốc đơn giản thường dùng:
- Chữa tiêu chảy phân sống: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Cách làm: Giã nhỏ hồng xiêm cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài đều sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun nhỏ lửa thành cháo. Khi cháo chín cho thêm đường phèn, chia làm 3 lần ăn lúc đói trong 3 ngày liền.
- Chữa đau đầu: Hạt sen 20g, đậu đen 40g (sao chín), lá dâu non 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 12g, lá vông non 40g, thục địa 40g. Cách làm: Đem các vị sao chín, đồ lên rồi giã nhuyễn, cho ít đường vào, luyện thành viên bằng hạt ngô, sấy khô bỏ vào lọ dùng dần.
Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g. Chữa mất ngủ: Hạt sen 40g, táo nhân 40g (sao đen), thảo quyết minh 40g. Cách làm: Đem tất cả các vị tán nhỏ, luyện với hồ viên bằng hạt ngô, sấy khô. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 20g.
- Chữa thiếu máu: Hạt sen 50g, cá quả 300g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá quả hấp, gỡ lấy thịt ướp gia vị. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ đều xay nhỏ. Xương cá giã lọc lấy nước ngọt, cho thêm 300ml nước vào nấu với bột gạo, để nhỏ lửa, quấy đều. Khi cháo chín cho thịt cá vào, đảo đều, thêm gia vị múc ra ăn; mỗi ngày ăn một lần vào lúc đói trong 10 ngày.
- Chữa hoạt tinh: Hạt sen 30g (sao vàng), mẫu lệ 30g, củ mài 40g (sao vàng), phụ tử chế 8g, hạt tơ hồng 30g (sao vàng), kim anh tử 40g, lộc giác sương 8g (sao vàng), khiếm thực (sao) 10g.
Cách làm: Các vị trên đều được sao tán nhỏ rồi luyện với mật làm thành viên to bằng hạt ngô, sấy khô, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 30 viên.
Trong 100g hạt sen tươi có 57,9g nước, 9,5g protit, 30g gluxit, 0,8g xenluloza, cung cấp được 162kcal. Ngoài ra, trong hạt sen còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như caroten, vitamin B1 (0,17mg%), vitamin B2 (0,09mg%), vitamin PP (1,7mg%), vitamin C (17mg%)... Trong 100g hạt sen khô có 14g nước, 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, 17,5g xenluloza, cung cấp được 342kcal và nhiều muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%...).
- Chữa đái dầm: Hạt sen 20g, gạo (nửa nếp nửa tẻ) 50g , thịt dê 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Đem hạt sen và gạo xay nhỏ, cho 250ml nước, đun nhỏ lửa, quấy đều. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, xào tái. Khi cháo chín cho thịt dê vào, thêm gia vị vừa đủ, ăn một lần vào lúc đói. Ăn 7 ngày liền.

Cách chữa bệnh mất ngủ kinh niên

Cách chữa mất ngủ kinh niên khỏi hẳn. Chỉ bằng những phương pháp đơn giản từ thiên nhiên và kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.

- Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ 1: Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu mỗi vị 15 g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử: mỗi vị 10 g. Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút. Lọc, bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ 2: Toan táo nhân, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị 10g; Xuyên khung, Cam thảo mỗi vị 5g. Cách sắc uống như bài 1.

- Bài thuốc chữa mất ngủ 3 (mãn tính):Trân châu mẫu, Dạ giao đằng: mỗi vị 30g; Bạch truật, Bạch thược, Toan táo nhân,Đang quy, Đan sâm, Phục linh: mỗi vị 20g; Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, Cam thảo: mỗi vị 10g. Cách sắc uống như bài 1. Nếu người uể oải, lưỡi đỏ, tưa lưỡi vàng thì thêm Chi tử, Mẫu đơn bì: mỗi vị 10g. Nếu miệng khô, nóng cổ thì thêm Sa sâm, Mạch môn đông: mỗi vị 10g. Nếu khí huyết ở tim không đủ thì thêm Hoàng kỳ, Long nhãn mỗi vị 10g.

- Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ 4 (mãn tính): Mẫu lệ 30g; Thục linh, Câu kỷ tử, Toan tóa nhân, Sơn dược: mỗi vị 15g; Sơn thù du, Phụ tử, Phục linh, Tri mẫu: mỗi vị 9g; Trạch tả: 6g; Mẫu đơn bì, Nhục quế: mỗi vị 3g.

- Bài thuốc chữa bệnh mat ngu 5 (mãn tính): Toan tóa nhân (sao); Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ; mỗi vị 30g; Bách hợp: 20g; Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Câu kỷ tử: mỗi vị 15g; Thạch hộc, Bá tử nhân, Dâm dương hoắc: mỗi vị 12g, Đậu cổ, Chi tử, Viễn trí, Trần bì, Bạch truật: mỗi vị 10g; Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (nghiền, ngâm): mỗi vị 6g; Chu sa (nghiền, ngâm): 1.5g. Cách sắc, uống như bài 1

- Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ 6: Nếu buồn phiền, hay quên, tức ngực. Dạ giao đằng,  Mạch nha: mỗi vị 50g; Bách hợp: 40g; Bạch thược, Tâm sen, Sinh địa: mỗi vị 20g: Uất kim, Hương phụ, Liên kiều, Cam thảo mỗi vị 15g, Táo đỏ 8 quả.

- Bài thuốc chữa benh mat ngu 7: Hạt sen: 20 hạt, Long nhãn: 15 g. Sắc kỹ, ăn, uống tất trước khi ngủ.

- Bài thuốc chua mat ngu 8: Phục thần, Đại táo, Hồ đào nhân, Trúc diệp, Đăng tâm mỗi vị 10g; Cam thảo 3g. Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ 9:Hạt sen, Bách hợp, Toan tóa nhân: mỗi vị 20g. Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Những cach chua mat ngu trên thật đơn giản phải không các bạn?

Tìm hiểu về bệnh mất ngủ kinh niên

- Bệnh mất ngủ thường gặp ở lứa tuổi nào?
Nguyên do mất (thiếu) ngủ ở trẻ vị thành niên là do học hành căng thẳng, thức khuya vào mạng Internet để “chat” với bạn bè hoặc do lạm dụng xì ke ma túy hay rượu chè. Mất ngủ ở tuổi trung niên do căng thẳng trong sở làm, buồn phiền chuyện gia đình hay do bệnh tật và thuốc men gây ra. Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thường hay mất ngủ. Cũng có người bị mất ngủ vào lúc trước khi có kinh, những người đó thường hay bị chứng Pre-menstrual Dysphoric disorder (cau có trước khi có kinh do xáo trộn estrogen). Mất ngủ ở người cao niên thường do cấu trúc giấc ngủ bị tuổi già thay đổi, bị đau nhức, bị trầm cảm và bị bệnh lẫn Alzheimer.

- Phân loại bệnh mất ngủ:
Bệnh mất ngủ được phân loại ra 3 nhóm: mất ngủ ngắn hạn (transient insomnia) xảy ra vài đêm trong tuần và sau đó bệnh nhân ngủ lại bình thường, mất ngủ từng chập (intermittent insomnia) cũng như mất ngủ ngắn hạn nhưng xảy ra từng hồi, và mất ngủ kinh niên (chronic insomnia) là triệu chứng mất ngủ xảy ra hầu như hàng đêm và kéo dài hơn một tháng.
Bệnh mất ngủ còn được phân loại thành bệnh mất ngủ chính (primary insomnia) và bệnh mất ngủ phụ (secondary insomnia) cũng được gọi là bệnh mất ngủ do bệnh khác gây ra.
Ngoài ra còn có những phân loại dựa trên thời gian mà triệu chứng mất ngủ xảy ra: mất ngủ đầu đêm (early insomnia), bệnh nhân không dỗ giấc ngủ được sau hơn 30 phút; mất ngủ giữa đêm (middle insomnia): bệnh nhân không giữ được giấc ngủ, ngủ không sâu, thường hay thức giấc nhiều chập trong đêm; mất ngủ trễ (late insomnia): bệnh nhân thức rất sớm và không ngủ trở lại được.
Hiện nay, các khoa học gia không dựa trên tổng số giờ ngủ để chẩn bệnh mất ngủ. Thí dụ như có người nào đó ngủ một đêm chỉ cần 4 tới 5 tiếng mà thức dậy cảm thấy đã ngủ đủ, nguyên ngày không mệt thì không mắc phải bệnh mất ngủ.

- Bệnh mất ngủ có phổ biến không?
bệnh mất ngủ xảy ra rất thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Những thống kê cho ta biết rằng có khoảng 1/3 chúng ta có triệu chứng giấc ngủ bị xáo trộn. Khoảng chừng 9% tới 15% người than phiền có triệu chứng buồn ngủ và mệt mỏi trong ngày vì thiếu ngủ.
Thống kê bệnh nhân đi khám bác sĩ gia đình cho thấy rằng có tới 50% bệnh nhân bị mất ngủ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên số bệnh nhân khai bệnh mất ngủ là nguyên nhân chính chỉ có chừng 1%. Như thế người bệnh mất ngủ thì nhiều nhưng được chữa mất ngủ mức thì hiếm hoi. Sở dĩ như thế là vì người ta coi thường triệu chứng mất ngủ và hiểu sai lầm rằng mất ngủ là chuyện bình thường ở xã hội hiện đại. Người ta không hiểu rằng mất ngủ kinh niên sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác sau này.

- Cấu trúc của giấc ngủ như thế nào?
Muốn hiểu tại sao bệnh mất ngủ có tầm quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, ta thử tìm hiểu cấu trúc của giấc ngủ (sleep architecture).
Giấc ngủ được chia làm 2 phần chính là giấc ngủ REM và giấc ngủ non-REM. REM viết tắt cho “Rapid Eyes Movements”. Giấc ngủ REM thường xảy ra khi ta mơ, lúc đó mắt người ngủ đảo qua đảo lại như thể họ đang theo dõi một diễn biến xảy ra trước mặt. Khi ta di vào giấc ngủ REM thì các bắp thịt tay chân bị tê liệt không nhúc nhích được. Sở dĩ thiên nhiên cấu tạo não bộ ta như thế là để bảo vệ giấc ngủ, không cho ta cử động khi nằm mơ thấy những cảnh bạo động. Hầu hết những giấc mơ và ác mộng xảy ra vào giai đoạn REM này. Giấc mơ giúp ta giải tỏa những căng thẳng tình cảm, cảm thấy thoải mái khi tỉnh ngủ. Khi ta mất ngủ kinh niên thì những ứ đọng của tình cảm căng thẳng sẽ dễ tạo ra những bệnh tâm thần như lo âu quá độ (generalized anxiety disorder) hay trầm cảm (major depression). 
Giấc ngủ non-REM thì được chia làm 4 giai đoạn (stage). Giai đoạn 1 và 2 là giấc ngủ nông cạn không tạo được sự sảng khoái, đây là giai đoạn ta mới ngủ, tuy mắt nhắm nhưng ta còn nghe biết hoàn cảnh chung quanh. Khi đi vào giai đoạn 3 và 4 thì ta ngủ say hơn, nếu có ai gọi ta thức dậy vào giai đoạn này thì phải đợi một thời gian ta mới thức tỉnh hoàn toàn. Giai đoạn 3 và 4 hết sức cần thiết cho cơ thể tái tạo năng lực và điều hòa các chất nội tiết (hormones) trong cơ thể ta. 
Cấu trúc bình thường của giấc ngủ là người ngủ từ từ đi vào giai đoạn 1 đến 4 của non-REM và sau đó kèm theo REM. Mỗi chu kỳ như vậy xảy ra độ 90 đến 110 phút và lập đi lập lại 4 đến 6 lần mỗi đêm. Khi gần sáng thì giấc ngủ non-REM giảm và REM tăng lên để chuẩn bị cho cơ thể hoạt động trong một ngày mới. Những gì làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ có thể gây ra bệnh mất ngủ.

- Những xáo trộn khi bị bệnh mất ngủ:
Trẻ vị thành niên mới lớn do kích thích tố mất quân bình thường hay có triệu chứng “ma đè”. Người ngủ nằm mơ thấy ác mộng, lúc thức dậy người không cựa quậy được nên rất sợ hãi tưởng như có ai đè nặng lên thân mình. Thật ra lúc đó các bắp thịt bị tê liệt do giấc ngủ REM tạo ra. Khi thức giấc quá nhanh thì bắp thịt chưa trở lại bình thường nên ta tưởng như có mà đè. Ngược lại, ở một số bệnh tâm thần lo âu (anxiety disorders) thì sự tê liệt đó đôi khi không xảy ra lúc bệnh nhân có ác mộng. Nhiều bệnh nhân trong lúc có ác mộng quơ tay đánh hay đạp người ngủ chung với mình. Một số người khác thì có mộng du. Mặc dù đang ngủ nhưng họ đi đứng, ăn uống như người đang thức. Những hành động đó họ hoàn toàn không nhớ khi tỉnh dậy. Trường hợp “ma đè” đa số tự nó hết, những trường hợp còn lại cần phải được chữa trị.
Sau đây là những yếu tố làm xáo trộn cấu trúc giấc ngủ. Nói về phần tinh thần thì lo âu là thủ phạm chính gây ra bệnh mất ngủ. Lo âu là danh từ chung dùng chỉ tất cả những buồn phiền, hờn giận, ham muốn, nhớ nhung, tiếc rẻ, ... mà người mất ngủ ôn lại trong đầu, chớ không chỉ hạn chế ở tình cảm lo lắng. Những hóa chất như caffeine (trà, nước ngọt, cà phê), nicotine (hút thuốc vào đêm), rượu, thuốc uống trị bệnh (như các loại thuốc chống nghẹt mũi, thuốc giảm đau có chứa caffeine, ...) đều có thể gây ra bệnh mất ngủ. Nhiều người uống rượu để tự trị bệnh mất ngủ. Thật ra, uống rượu nhiều làm xáo trộn cơ cấu giấc ngủ khiến người nghiện rượu không có giấc ngủ sâu (giai đoạn 3 và 4). Khi ta không đi vào giấc ngủ sâu được thì sự bực bội lo âu lại càng nhiều hơn, lâu ngày sẽ đưa đến các bệnh tâm thần như trầm cảm (depression).

- Ảnh hưởng của bệnh mất ngủ:
Bệnh mất ngủ kinh niên gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống xã hội và gia đình. Nghiên cứu cho thấy những người mất ngủ có đời sống bị giảm phẩm chất. Họ thường gây ra tai nạn xe cộ hay tai nạn trong sở làm vì phản ứng bị chậm lại và do thiếu sự chú ý. Tri thức người mất ngủ kinh niên lu mờ, họ mất khả năng chăm chú lâu và trí nhớ bị yếu kém. Vì thế khả năng học hành và làm việc của họ giảm rõ rệt. Những người này thường hay nghỉ làm và hiệu suất công việc bị giới hạn. Họ đi bác sĩ nhiều hơn, có nhiều triệu chứng đau nhức và khi bệnh thì lâu bình phục hơn vì cơ thể thiếu những chất giúp tế bào hồi phục, trong lúc độc tố thì nhiều hơn người bình thường. Nói về quan hệ gia đình, người mất ngủ thường hay căng thẳng, cau có, thiếu bình tĩnh, ít khi hài lòng, dễ lớn tiếng với người thân và con cái, tạo nhiều căng thẳng trong đời sống gia đình.
Những công trình nghiên cứu gần đây cho ta biết rằng bệnh mất ngủ thường đi đôi với những bệnh tâm thần lẫn thể xác. Trong 2 năm theo dõi bệnh nhân, các bác sĩ đã nhận thấy rằng những bệnh sau đây thường hay đi đôi với bệnh mất ngủ. bệnh trầm cảm có khả năng odd ratio (OR) cao nhứt là 8.2, kế đó là bệnh suy tim (congestive heart disease) với OR là 2.5, bệnh loét bao tử (OR = 1.8) và bệnh tắc phổi kinh niên (COPD) với OR = 1.5. Ngoài ra, các khoa học gia tìm thấy rằng bệnh mất ngủ kinh niên làm thay đổi hệ thống miễn nhiễm. Trong 24 giờ, chất cortisol trong nước tiểu người bị mất ngủ kinh niên có tỷ lệ thuận với thời gian mất ngủ. Chất norepinephrine cũng tăng theo tỷ lệ thuận ở những người không đi vào giấc ngủ sâu được (giai đoạn 3 và 4). Những chất này ở liều lượng cao có thể gây ra nhiều bệnh tật. Thêm nữa, chất kích thích tố sinh trưởng (growth hormone) chỉ tìm thấy được ở thiểu số (3/15) những người bị mất ngủ kinh niên. Chất này cần thiết để giúp các tế bào phục hồi. Một nghiên cứu khác nữa cho thấy rằng chất Interleukin-6 và Tumor necrosis factor gia tăng làm cơ thể mệt mỏi và cũng có thể tạo ra nhiều đau nhức. Nói tóm lại mất ngủ kinh niên tạo ra nhiều độc tố trong cơ thể ta và làm giảm những chất giúp cơ thể hồi phục.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến não bộ: Dân gian khi nói đến ngủ thì người ta thường nghĩ đến con mắt. Khi buồn ngủ thì mí mắt nặng trĩu.
Thật sự, không phải mắt mà chính não bộ đóng vai trò rất quan trọng trong giấc ngủ. Trong não bộ ta có một nhóm tế bào thần kinh gọi là suprachiasmatic nucleus (SCN) điều khiển nhịp điệu của thức và ngủ, còn gọi là nhịp circadian (circadian rhythm). Nhịp thức ngủ này liên hệ đến cường độ ánh sáng bên ngoài, nó là một dạng đồng hồ sinh học. Khi trời sáng thì SCN tiết ra ít chất melatonin, khi chiều tối thì melatonin được tiết ra nhiều hơn. Chất này giúp ta đi vào giấc ngủ dễ dàng bằng cách giảm cyclic AMP (cAMP). Khi cAMP ít đi thì sự hoạt động cơ thể giảm xuống và chậm lại khiến ta ngủ dễ hơn. Khoảng 9 - 10 giờ tối là lúc melatonin tiết ra nhiều nhứt tạo nên sức tải tối đa của giấc ngủ (maximum sleep load). Nếu ta gượng lại giấc ngủ, làm công việc nào đó cho đến khuya, càng gần sáng thì sức tải giấc ngủ càng giảm và ta càng khó ngủ. Thức trễ một thời gian lâu, ta sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học trong cơ thể và tạo ra bệnh mất ngủ.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Thời gian đầu bệnh nhân tai biến mạch mãu não chưa thể phục hồi được các chức năng nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Ở trường hợp này chúng ta cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tại nhà để người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Chăm sóc về ăn uống ở người tai biến mạch mãu não:

- Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.
- Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
- Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
- Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.
- Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
- Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
- Khi mới ra viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể tự ăn được
- Với bệnh nhân không thể tự ăn được: Người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nều cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Chăm sóc về sinh hoạt, tập luyện ở người tai biến mạch máu não:

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh với người có nguy cơ tai biến:

- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…

Điều trị với người bị tai biến mạch máu não:

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

Tai biến mạch máu não là gì? Điều trị tai biến

Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.



Triệu chứng lâm sàng của bệnh tai biến:

Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan: là phương pháp dùng các đầu phát tia X chạy xung quanh cơ thể bệnh nhân kết hợp với một máy tính sẽ thu được hình ảnh các lớp cắt cơ thể khi xử lí qua máy tính).
Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.
Tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.
Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị và cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.

Những người có nguy cơ tai biến cao:

Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.

Hậu quả của tai biến:

Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vỡ động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.

Khoảng 20 % tử vong trong vòng 1 tháng, 5 % – 10 % trong vòng 1 năm. Khoảng 10 % hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phục vụ hoàn toàn của người khác. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, tăng tiết đờm dãi, sốt cao ngay từ ngày đầu.

Biến chứng của tai biến:

Viêm phổi, trầm cảm, co cứng, táo bón, loét do nằm lâu, liệt nửa người.

Liệu pháp điều trị:

BoniOxy 1 do Canada sản xuất giúp hồi phục chức năng sau tai biến rất tốt. Thành phần  BoniOxy 1 được chiết xuất từ hạt nho đỏ, rượu vang đỏ, nattokinase giúp ngăn ngừa tai biến tái phát và phục hồi chức năng vận động và trí nhớ sau tai biến mà lại không có tác dụng phụ gì. liều dùng mỗi ngày cô uống 4 viên. Dùng BoniOxy 1 là lựa chọn tuyệt vời giúp người tai biến phục hồi nhanh chóng.

Tóc bạc sớm bị bệnh gì?

Chào bác sĩ. Em là Nam, năm nay mới 22 tuổi nhưng tóc em đã hoa râm như người trung niên ấy. Việc tóc bạc sớm khiến em mất tự tin lắm. Em đã đi nhuộm tóc vài lần rồi nhưng chỉ được một thời gian tóc mới nhú lên lại thấy chân tóc bạc và hay bị rụng tóc nên em không dám nhuộm nữa. Bác sĩ cho em hỏi em có bệnh gì không ạ? Và làm cách nào cho tóc em đen trở lại? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

(Nguyễn Xuân Nam)

Trả lời của bác sĩ Y học cổ truyền:

Em trai thân mến!

Bản thân sợi tóc không có màu, sở dĩ tóc có màu đen, nâu, vàng… là những tế bào sắc tố melanin. Các tế bào sắc tố tập trung nhiều ở các nang lông của sợi tóc, màu đen của tóc là biểu hiện của sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, nội tiết cân bằng, cơ thể được cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm… là biểu hiện của tình trạng sức khỏe sinh sản và năng lực của mỗi người. Ngoài 40 tuổi tóc mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như bạc màu, sợi tóc thô hoặc mảnh.

Cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi. Các nhà khoa học cho rằng, có thể các yếu tố dẫn đến bạc tóc ở trẻ em là: di truyền, rối loạn nội tiết, khi lượng melanin được sản xuất ở nang tóc giảm, dinh dưỡng kém, hút nhiều thuốc lá, làm việc suy nghĩ nhiều, hay bị căng thẳng thần kinh… Ngoài ra các bệnh lý thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12, suy dinh dưỡng thể Kwashiokor (do thiếu chất đạm làm cơ thể không tổng hợp được sắc tố) cũng là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm. Bạc tóc sớm là bệnh lành tính, không gây rối loạn cảm giác, không đau đớn, không gây biến chứng, chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Hiện nay, do chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên cũng chưa có thuốc đặc trị chứng tóc bạc sớm đâu em ạ. Và các thuốc nếu dùng chủ yếu vẫn là thuốc bổ, các vitamin nhóm B, E hay một số vị thuốc bắc như hà thủ ô đỏ cần được chế biến với đậu đen theo phương pháp “cửu chưng cửu sái” (chín lần chưng, chín lần phơi). Thì em thử sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ xem là tình hình có tiến triển hơn không nhé?

Nếu như tóc của em vẫn như vậy thì em hãy coi như đây là cái đặc biệt của mình đi, em hãy làm cho điều này trở thành điểm lợi thế của em chứ đừng làm nó như là một sự mặc cảm tự ti em nhé.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Trẻ thường mọc răng ở giai đoạn 6 tháng tuổi, rất khó biết chính xác thời điểm bé mọc chiếc răng đầu tiên và sau đó, những chiếc răng còn lại tiếp tục mọc cho đến khi trẻ được khoảng 30 tháng.

Dưới đây là những dấu hiệu tre moc rang các bà mẹ cần lưu ý:

1. Chảy dãi:

Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

2. Cằm và quanh miệng nổi ban:

Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) - đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.
Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

3. Bị ho:

Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

4. Thích cắn:

Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

5. Bị đau:

Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

6. Dễ cáu kỉnh:

Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

7. Từ chối bú:

Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

8. Bị tiêu chảy:

Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn trẻ mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

9. Bị sốt:

Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

10. Ngủ không ngon:

Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì moc rang.

11. Có thể nổi cục ở lợi:


Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

12. Kéo tai, dùng tay chà vào má:

Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

Những thắc mắc của các mẹ khi trẻ mọc răng

Xin chào Botania. Xin tư vấn dùm em với! Bé nhà em được 5 tháng và cháu đang mọc răng. Cháu bị tiêu chảy 3 ngày rồi, cháu đi phân lỏng 4 - 6 lần trong ngày. Cháu có biểu hiện sốt và quấy khóc, nhưng bú mẹ bình thường. Xin tư vấn giúp em nên làm thế nào để cháu mau khỏi bệnh?

(Lê Ngọc Hà)

Botani trả lời:

Khi trẻ mọc răng, trẻ có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể, ví dụ: trẻ mệt mỏi, rất quấy, hay khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng , bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số trẻ hay chảy nhiều nước miếng và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng các loại men tiêu hoá.

Ngoài ra, nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg / kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Thường khi tre mọc rang sẽ kèm với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt trong quá trình trẻ moc rang. Thường xuyên lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước.

Lưu ý: Mọc răng không làm cho trẻ ốm, thường trẻ có thể nóng nhẹ hay đi tướt trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Hãy mang trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và trẻ có nguy cơ sụt cân.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Những chú ý khi trẻ mọc răng

Các bà mẹ cần chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng để có cách chăm sóc trẻ tốt hơn, nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ.

Những giai đoạn trẻ mọc răng:

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6 – 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 – 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.
Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Những dấu hiệu và biểu hiện trẻ đang mọc răng:

Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.
Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc moc rang, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.
Cha mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

Những chăm sóc cần thiết khi trẻ mọc răng:

Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để được chữa trị tốt hơn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4 - 6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.





Tre moc rang thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Tóc bạc sớm ở nữ giới

Ngày này rất nhiều phụ nữ gặp rắc rối với hiện tượng tóc bạc sớm. Điều khiến những người phụ nữ lo lắng, thậm chí mất ngủ kéo dài dẫn đến quá trình bạc tóc xảy ra nhanh chóng hơn. Vậy phải làm thế nào để mái tóc của chúng ta mãi xanh?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của tóc trước nhé!




Tóc là một tổ chức biệt hóa, một phần phụ của thượng bì nhiễm chất sừng và sắc tố da (Melanin). Bình thường trên 40 tuổi tóc mới bắt đầu bạc, do mất sắc tố, gốc tóc bị teo, lòng chứa các bọng khí gây tắc chân tóc, dẫn đến rụng tóc dần và bạc tóc. Màu đen của tóc là biểu hiện của sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, nội tiết cân bằng, cơ thể được cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm… Tuy nhiên có nhiều người sức khỏe tốt, đang độ tuổi thanh xuân mà mái đầu đã điểm hoa râm (xuất hiện nhiều tóc bạc) y học gọi là chứng tóc bạc sớm.

Nguyên nhân tóc bạc sớm


Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây bạc tóc sớm nhưng có nhiều tác giả đề cập đến các yếu tố liên quan như di truyền (ở những gia đình có truyền thống tóc bạc từ rất sớm) hay rối loạn nội tiết (tuyến sinh dục, giáp trạng…) đồng thời cũng hay gặp những đối tượng có typ thần kinh hay xúc động, làm việc căng thẳng, hay bị stress. Nhưng cho dù nguyên nhân gì thì chứng bạc tóc sớm cũng là một bệnh rất lành tính, không gây rối loạn cảm giác, không đau đớn, không gây biến chứng, chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhất là đối với chị em phụ nữ tuổi còn trẻ nhiều khi mặc cảm tự ti sinh ra bi quan lo lắng có hại cho tâm thần kinh và sức khỏe.

Phương pháp điều trị

Hiện chưa có thuốc và phương pháp điều trị hữu hiệu cho chứng bạc tóc sớm, chủ yếu vẫn dùng các loại vitamin nhóm B (vitamin B12), vitamin E và uống hà thủ ô thành từng đợt lâu dài, có thể mang lại kết quả ở một số trường hợp bệnh. Nếu bạc tóc khu trú do bạch biến ở đầu thì điều trị bạch biến khỏi sẽ trả lại màu đen cho tóc.

Giải pháp tạm thời

Nếu vì lý do thẩm mỹ có thì thể nhuộm tóc, tuy nhiên cần thận trọng vì phần lớn thuốc nhuộm tóc có gốc hóa học, có khả năng gây viêm da dị ứng nên phải chọn loại thuốc nhuộm bảo đảm và test trước khi nhuộm.

Tuy nhiên giải pháp tạm thời không phải là một kế sách hay và lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

1. Bổ sung Vitamin

Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Cần đặc biệt chú ý tới các vitamin A, C, E, vitamin B5, vitamin B12, riboflavin và axit folic.

2. Chăm sóc tóc

Sử dụng các chế phẩm từ Hà thủ ô để uống cũng như chăm sóc cho mái tóc. Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm và các mỹ phẩm có hại cho tóc. Bảo vệ tóc bằng nón mũ và kem chống nắng khi ra ra đường.

3. Sống khỏe mạnh

Sống khoẻ mạnh, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái

4. Chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê, mâm xôi, anh đào, mơ… Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích.

5. Tránh nhổ tóc bạc

Tránh nhổ tóc khi có hiện tượng tóc bạc vì khi nhổ tóc, các nang ở chân tóc bị phá vỡ, tạo điều khiện cho huyết thanh tràn ra ngoài và “lây nhiễm” cho các sợ tóc khác

6. Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm


Chỉ sử dụng thuốc nhuộm khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần lựa chọn kỹ loại thuốc nhuộm để không gây dị ứng và các tổn thương khác cho da đầu.

7. Áp dụng bài thuốc dân gian


Đối với những người tóc bạc nhanh và nhiều, có thể áp dụng bài thuốc trị bệnh dân gian từ đậu đen như sau:

Cô đặc 200gram đậu đen với 500ml nước. Bỏ bã. Dùng nước đã cô đặc chấm lên chân tóc hằng ngày. Để khô 1h rồi gội lại với nước sạch. Lưu ý không dùng với dầu gội. Cách làm này hoàn toàn không gây hại cho tóc cũng như sức khoẻ cơ thể. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ có được kết quả như mong muốn.

Bạn nữ nên đi xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát và tổng phân tích nước tiểu để có chẩn đoán xác định. Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm sinh tố nhóm B kèm B5 và vitamin H, ngủ nghỉ hợp lý, đủ giấc, tránh căng thẳng lo âu hay làm việc quá sức, tập thể dục hay thể thao mỗi ngày đều đặn, uống nhiều nước và nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tóc bạc sớm ở Nam giới

Hiện nay hiện tượng tóc bạc sớm xảy ra ngày càng nhiều, nhất là với Nam giới thì tình trạng này vẫn cứ xảy ra ở mọi nứa tuổi. Vậy nguyên nhân nào làm cho tóc bạc sớm ở Nam giới?

Hãy tham khảo nguyên nhân tóc bạc sớm ở Nam giới để có cách chăm sóc tóc kịp thời nhé.

1. Chế độ ăn uống






Chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất là nguyên nhân khiến cho sức khỏe mái tóc của bạn trở nên yếu ớt. Cộng với thói quen ăn uống không điều độ dẫn tới có hại cho sức khỏe, làn da, và mái tóc.

Vì vậy, để có một mái tóc khỏe mạnh bạn cần ăn uống hợp lý và điều độ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước,...



Bên cạnh đó việc thiếu hụt B12 khiến cho bạn bạc tóc sớm hơn. B12 là thành phần tạo nên sắc đen cho tóc.
Bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua những loại thực phẩm như: bơ, sữa, ngũ cốc, đậu nành, nghêu, gan bò, cá hồi, cá ngừ…
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nạp thêm các loại vitamin và khoáng chất khác để mái tóc thêm khỏe mạnh như: vitamin A, C, E, B5, riboflavin và axit folic.

2. Rối loạn tuyến Giáp và tuyến Yên

Rối loạn tuyến giáp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến việc sản xuất hormone bị đình trệ và dẫn đến hiện tượng tóc bạc sớm. Không những vậy, khi tuyến giáp bị rối loạn, tóc cũng trở nên khô và dễ gãy, dễ chẻ ngọn hơn.









Vì thế, khi mái tóc có triệu chứng như vậy, bạn nên tới bác sĩ để có được lời khuyên và cách chăm sóc, chữa trị tốt nhất.
Ngoài ra, tóc cũng sớm bị bạc nếu tuyến yên bị rối loạn chức năng với những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, huyết áp thấp, rụng tóc, bạc tóc




Trong những trường hợp như vậy, bạn không nên tự mua thuốc điều trị, nếu không cơ thể sẽ càng rơi vào tình trạng xấu hơn. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia để sở hữu mái tóc chắc khỏe.


3. Hút thuốc lá và căng thẳng





Hút thuốc lá không những gây nhiều tác hại cho sức khỏe mà còn khiến mái tóc bị suy yếu rất nhiều. Những người hút thuốc lá thường dễ bị bạc tóc sớm gấp bốn lần so với những người không hút thuốc. Vì vậy, nếu muốn sở hữu mái tóc “trẻ” lâu, bạn nên tránh xa khói thuốc và những người hút thuốc.





Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến mái tóc bị ‘già” đi nhanh chóng. Khi cơ thể bị mệt mỏi lâu ngày, mái tóc cũng vì thế mà suy yếu và “ngả màu”. Hãy vui cười và thư giãn mọi lúc có thể vì đó là liều thuốc miễn phí nhưng có tác dụng rất lớn trong việc giúp cơ thể và mái tóc khỏe mạnh.




Ngoài ra, những ô nhiễm xung quanh chúng ta hàng ngày cũng là tác nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là da và tóc. Vì vậy, bạn nên sinh hoạt và sống ở nơi sạch sẽ để mái tóc không bị “ô nhiễm”.

4. Lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc

Lạm dụng nhiều sản phẩm chăm sóc tóc có thể gây tác dụng ngược lại cho mái tóc. Sử dụng bất kì thứ gì quá nhiều cũng không tốt, đặc biệt là các sản phẩm hóa học, bởi dù tốt đến đâu, chúng vẫn chứa các chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể khi bị tích tụ.

Những sản phẩm chăm sóc tóc (thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc, dầu gội, dầu xả,…) đều chứa hydrogen peroxide – một chất rất gây hại cho tóc. Vì thế, bạn nên chăm sóc tóc bằng những liệu pháp tự nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất mà không có nguy cơ tiềm ẩn gây hư hại mái tóc.

5. Sử dụng nhiều chất tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng quá nhiều cũng có thể dẫn tới tóc bị bạc sớm vì chất tẩy răng cũng có chứa hydrogen peroxide. Sau khi bạn tẩy trắng răng, chất này vẫn còn trên răng và theo đường dạ dày vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới các enzym tạo màu cho tóc.

Vì vậy, phương pháp tốt nhất là bạn nên tham khảo ý chuyên gia trước khi quyết đinh sử dụng thuốc tẩy trắng răng để tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu không mong muốn.

6. Do gen di truyền

Gen di truyền là yếu tố rất quan trọng tạo sắc tố cho tóc vì vậy nhiều người có hiện tượng tóc bạc rất sớm nhưng cũng như có người gần như không bao giờ bị bạc tóc lúc còn trẻ.

Khi tóc bị bạc sớm do di truyền tức là không liên quan gì tới sức khỏe và bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, các nàng vẫn nên chú ý chăm sóc mái tóc để tóc khỏe mạnh và không bị bạc nhiều hơn nữa.

Hãy tìm hiểu kĩ các nguyên nhân tóc bạc sớm ở nam giới để bổ sung thêm về kiến thức chăm sóc tóc cho mình được tốt hơn bạn nhé!